Giải thể doanh nghiệp và những thông tin cần biết
Khi không còn điều kiện tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp sẽ tiến hành giải thể. Tuy nhiên, đây là một thủ tục hành chính cần trải qua các quy trình, thủ tục cũng như những giấy tờ cần thiết. Nếu doanh nghiệp không nắm rõ về giải thể doanh nghiệp và những thông tin cần biết, thì sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Bài viết dưới đây AZTAX sẽ giới thiệu về các trường hợp giải thể, các thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị khi giải thể.
1. Thế nào là doanh nghiệp bị giải thể?
Giải thể xảy ra khi doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động như một chỉnh thể hay tổ chức; và sẽ chấm dứt toàn bộ các hoạt động dưới tư cách là một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt với tư cách pháp nhân cùng với các quyền, nghĩa vụ liên quan.
Căn cứ vào Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp thực sự trong tình trạng giải thể là khi đã hoàn tất thủ tục giải thể theo quy định; đồng thời, được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo Khoản 8 Điều 208, Khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ cập nhật lại tình trạng của doanh nghiệp.
2. 4 trường hợp giải thể doanh nghiệp
Có 4 trường hợp giải thể theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
(1) Không có quyết định gia hạn thêm thời gian hoạt động khi đã đến thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty.
(2) Theo nghị quyết, quyết định của người đứng đầu của tổ chức, doanh nghiệp.
(3) Trong vòng 6 tháng liên tục, doanh nghiệp không đủ số lượng thành viên quy định tối thiểu theo Luật này mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh.
(4) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Từ những trường hợp trên mà doanh nghiệp tiến hành giải thể theo 2 hình thức chính:
– Giải thể tự nguyện;
– Giải thể bắt buộc (trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Tuy nhiên, để tiến hành giải thể, chủ doanh nghiệp cần phải đạt 2 yếu tố tiên quyết sau:
– Doanh nghiệp phải cam kết hoàn thành hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Tức là, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi với những người có liên quan như: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước…
– Doanh nghiệp không trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
3. Những thông tin cần biết về thủ tục giải thể doanh nghiệp
*Với trường hợp giải thể tự nguyện:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể của chủ doanh nghiệp
Bước 2: Công bố quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia. Đồng thời, trong vòng 7 ngày, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và những người lao động trong doanh nghiệp.
*Với trường hợp giải thể bắt buộc:
Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Doanh nghiệp triệu tập họp để quyết định giải thể trong vòng 10 ngày.
Sau khi thực hiện 2 bước trên, cả 2 trường hợp tiến hành bước 3, 4, 5 như sau:
Bước 3: Doanh nghiệp thanh lý tài sản, tiến hành thanh toán các khoản nợ
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ
– Biên bản thông báo giải thể theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT
– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của người đứng đầu của doanh nghiệp.
– Phương án giải quyết nợ (nếu có).
Bước 5: Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 5 ngày sau khi thanh toán hết các khoản nợ. Lệ phí giải thể được quy định theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.
4. Sự khác nhau giữa giải thể và phá sản
Để phân biệt giải thể và phá sản, doanh nghiệp dựa vào 4 tiêu chí sau:
*Về tính chất:
– Giải thể là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.
– Phá sản là một thủ tục tư pháp, tố tụng và được thực hiện theo quy định Luật Phá sản 2014.
*Về chủ thể ra quyết định:
– Giải thể: với trường hợp giải thể tự nguyện, người đứng đầu có quyết định giải thể; trường hợp giải thể bắt buộc là do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định.
– Phá sản là do Tòa án và các chủ thể có liên quan quyết định.
*Về điều kiện:
– Giải thể: doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ và đồng thời không trong thời gian tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài
– Phá sản: không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác vì bản chất không thanh toán được nợ.
*Về thái độ của Nhà nước:
– Giải thể: Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành không bị hạn chế.
– Phá sản: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành.
5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp – Uy tín, hiệu quả
AZTAX đã thông tin đến cho doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp và những điều cần biết. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp còn bối rối trước những thủ tục, quy trình, hồ sơ cần có.
Hiểu được điều đó, AZTAX ra mắt dịch vụ này dành cho doanh nghiệp có nhu cầu cần được hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Hoạt động nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải thể, tạm ngừng doanh nghiệp, AZTAX sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiến hành một cách thuận lợi hơn với hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tham khảo ngay dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ giải thể doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ, liên hệ với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được giải đáp.
The post Giải thể doanh nghiệp và những thông tin cần biết appeared first on AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế.
Via AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế https://aztax.com.vn Via AZTAX Co.,Ltd https://ift.tt/3hUSyVD
Comments
Post a Comment