Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu | Trọn gói chỉ từ 1.500.000đ
Bảo hiểm xã hội ban đầu là một trong các thủ tục bắt buộc phải thực hiện ngay sau khi thành lập doanh nghiệp và phát sinh lao động. Theo đó, doanh nghiệp cần đăng ký nhằm mục đích thực hiện hồ sơ lao động – bảo hiểm, đảm bảo chính sách phúc lợi xã hội cho nhân viên. Thế nhưng, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong quá trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu bạn là doanh nghiệp đang gặp vướng mắc về thủ tục này, hãy tham khảo ngay dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp của AZTAX.
1. Bảo hiểm xã hội lần đầu là gì?
Bảo hiểm xã hội lần đầu hay còn gọi là bảo hiểm xã hội ban đầu thực chất là một thủ tục nhằm đăng ký mã đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới thành lập phát sinh lao động, nhân sự cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký để nhận mã đơn vị (mã tham gia bảo hiểm) thông qua thủ tục bảo hiểm xã hội ban đầu.
Như vậy, thủ tục bảo hiểm xã hội ban đầu sẽ bao gồm:
– Soạn hồ sơ đăng ký mã đơn vị
– Nộp hồ sơ đăng ký mã đơn vị cho doanh nghiệp
– Chờ và nhận mã đơn vị doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất đăng ký mã đơn vị, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký giao dịch điện tử (thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua tổ chức I-VAN)
2. Vì sao cần đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu?
2.1 Về mặt pháp lý
Về mặt pháp lý, tham gia bảo hiểm xã hội là quy định bắt buộc áp dụng với mọi doanh nghiệp có phát sinh quan hệ lao động. Cụ thể, căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương”
Dựa theo trích dẫn pháp lý trên, việc tham gia bảo hiểm xã hội là quy định bắt buộc hiện hành.
2.2 Về mặt phúc lợi cho người lao động
Về mặt phúc lợi, người lao động có phát sinh quan hệ lao động với đơn vị sẽ được đảm bảo an sinh xã hội dựa trên các chính sách mà bảo hiểm xã hội đem lại. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực gay gắt như hiện nay, việc công ty đảm bảo chính sách phúc lợi sẽ góp phần rất lớn trong việc giữ chân người lao động, khiến người lao động an tâm hơn khi làm việc tại doanh nghiệp có chính sách lương, thưởng, chế độ rõ ràng.
Vậy nên, tham gia bảo hiểm xã hội là một thủ tục hết sức cần thiết, đặt nền tảng cho các chính sách lương, thưởng, chế độ của một doanh nghiệp mới.
Xem thêm bài viết: Doanh nghiệp tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội?
3. Không đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp bị phạt ra sao?
Như đã đề cập, quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã và đang áp dụng đối với mọi doanh nghiệp từ năm 2014 đến nay. Đi kèm với quy định, Nhà nước cũng thiết lập các mức phạt vi phạm đối với hành vi không tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể, AZTAX đã tổng hợp các hành vi nghiêm cấm kèm các mức phạt được quy định tại các văn bản pháp luật như sau:
3.1 Mức phạt hành chính
a) Mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;
– Không thực hiện thủ tục xác nhận đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc công đoàn yêu cầu.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
b) Mức phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
– Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
c) Mức phạt 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thát nghiệp tại thời điểm lập biên bản nhưng không quá 75.000.000 đồng
– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
d) Mức phạt 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản nhưng không quá 75.000.000 đồng
– Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
– Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
e) Mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
– Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
f) Mức phạt từ 1.000.000 đồng/người lao động đến 2.000.000 đồng/người lao động nhưng không quá 75.000.000 đồng
– Không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
g) Mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
– Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị.
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
h) Mức phạt từ 2.000.000 đồng/người lao động đến 4.000.000 đồng/người lao động bị vi phạm nhưng không quá 75.000.000 đồng
– Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.
– Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
– Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật BHXH đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa.
– Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.
Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
i) Mức phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
3.2 Vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tất cả mức phạt dưới đây đều áp dụng cho tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
a) Mức phạt hành vi trốn đóng – đóng không đầy đủ
+ Áp dụng hành vi:
Gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ từ 06 tháng trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:
– Trốn đóng từ 50 – dưới 300 triệu đồng;
– Trốn đóng cho từ 10 – dưới 50 người lao động.
+ Mức phạt:
– Cá nhân: Phạt từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm
– Doanh nghiệp: phạt từ 200 – 500 triệu đồng
b) Mức phạt hành vi trốn đóng – phạm tội từ 02 lần trở lên
+ Áp dụng hành vi:
– Phạm tội 02 lần trở lên
– Trốn đóng từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng
– Trốn đóng cho từ 50 – dưới 200 người lao động
– Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
+ Mức phạt:
– Cá nhân: Phạt từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
– Doanh nghiệp: Phạt từ 500 – 01 tỷ đồng.
c) Mức phạt hành vi trốn đóng – nghiêm trọng
+ Áp dụng hành vi:
– Trốn đóng 01 tỷ đồng trở lên
– Trốn đóng cho 200 người lao động trở lên
– Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
+ Mức phạt:
– Cá nhân: Phạt từ 500 – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.
– Doanh nghiệp: Phạt từ 01 – 03 tỷ đồng
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1,2,3,4 Điều 216 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
4. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thế nào?
Quy định đăng ký bảo hiểm xã hội ban đầu căn cứ theo văn bản hướng dẫn từ cơ quan bảo hiểm xã hội không hề phức tạp. Thế nhưng để tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi mới thành lập, doanh nghiệp cần làm thêm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội điện tử và báo tăng lao động lần đầu. Các thủ tục chỉ gói gọn như sau:
Giai đoạn 1: Đăng ký mã đơn vị
Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký mã đơn vị
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã đơn vị cho doanh nghiệp
Bước 3: Chờ và nhận mã đơn vị doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Đăng ký giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội (chọn 1 trong 2 cách)
Cách 1: Đăng ký giao dịch điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội
Bước 1: Truy cập website giao dịch điện tử
Bước 2: Điền đầy đủ tờ khai
Bước 3: Chờ và nhận kết quả
Cách 2: Liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ IVAN (phần mềm bảo hiểm xã hội) – Có tính phí theo tháng. Các tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ tự đăng ký cho đơn vị.
Giai đoạn 3: Báo tăng lao động ban đầu
Bước 1: Truy cập phần mềm giao dịch điện tử
Bước 2: Khai báo tăng lao động ban đầu
Bước 3: Chờ kết quả
*Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thì sẽ nhận được sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế sau khoảng 10 ngày làm việc.
Đến kỳ thanh toán, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi đến doanh nghiệp bảng C12-TS thông báo số tiền đóng bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp có thể tham khảo mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành tại bài viết: Tổng hợp mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
5. Những khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội ban đầu
Phần lớn, doanh nghiệp mới thành lập gặp những khó khăn sau khi tự làm hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội:
5.1 Khai báo thông tin không chính xác
Khi làm việc với cơ quan hành chính, doanh nghiệp cần cẩn thận khai báo thông tin. Trong trường hợp có thông tin sai sót, cơ quan bảo hiểm sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện lại và nộp hồ sơ lại từ đầu. Điều này khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian để nhận được kết quả hồ sơ.
5.2 Mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu cách thức và làm hồ sơ
Quy định, thủ tục hành chính mới đang trong giai đoạn được cập nhật liên tục nhằm hướng đến quy trình hạn chế thủ tục, đơn giản hồ sơ. Tuy nhiên, chính việc thay đổi ấy đã và đang khiến thông tin hướng dẫn trên mạng internet nhanh chóng “lỗi thời”, dẫn đến nhiều doanh gặp khó trong hồ sơ và thủ tục. Do đó, doanh nghiệp mới thành lập chưa quen với hồ sơ hành chính cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cách thức soạn lập hồ sơ theo quy định.
5.3 Tốn kém chi phí soạn, lập hồ sơ, chi phí đi lại làm hồ sơ
Từ vấn đề không rõ cách thức soạn lập hồ sơ dẫn đến hồ sơ bị từ chối, yêu cầu lập và nộp lại từ đầu. Chi phí doanh nghiệp dành cho thủ tục tưởng chừng như đơn giản này lại tăng nhẹ.
5.4 Đăng ký tham gia bảo hiểm thành công nhưng không có nhân sự chuyên trách theo dõi hồ sơ
Một vài doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ nhân sự chuyên trách mảng bảo hiểm và chính sách phúc lợi xã hội đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thành công nhưng không theo dõi và cập nhật hồ sơ phát sinh. Đây là một trong những lỗi dẫn đến thanh tra, truy thu.
5.5 Không thực hiện hồ sơ phát sinh nhằm đảm bảo phúc lợi cho người lao động
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, người lao động trong doanh nghiệp có thể gặp tình trạng đau ốm, hoặc bước vào thời kỳ thai sản,… đây là lúc các chính sách an sinh xã hội cần được thực hiện để giữ chân người lao động. Doanh nghiệp không có nhân sự chuyên trách sẽ khó chu toàn được vấn đề này. Dẫn đến các mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp.
5.6 Do không nắm rõ quy định nên khi thanh tra định kỳ thường bị truy thu các khoản phí, lãi
Một vài doanh nghiệp không nắm rõ quy định, vẫn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không cập nhật các phát sinh như tăng giảm lao động hay tham gia sai mức lương tham gia – không tuân theo quy tắc thang bảng lương. Do vậy, thanh tra định kỳ của bảo hiểm xã hội được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo doanh nghiệp hạn chế sai phạm trên. Dẫn đến vô số trường hợp các doanh nghiệp vẫn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không nắm rõ quy định thường bị truy thu các khoản phí, lãi chậm đóng, truy thu mà không hiểu nguyên do từ đâu.
Trên đây là một vài khó khăn của doanh nghiệp tự làm hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội ban đầu mà AZTAX nhận thấy được, nếu doanh nghiệp bạn đang nằm trong các trường hợp trên thì xem ngay giải pháp gợi ý của AZTAX bên dưới nhé!
6. Giải pháp tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu trọn gói – tiết kiệm thời gian và chi phí
Dịch vụ bảo hiểm xã hội lần đầu của AZTAX là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hơn ai hết, AZTAX hiểu được những lắng lo của doanh nghiệp trong bước đầu mới thành lập, từ đó cung cấp gói hỗ trợ toàn diện nhất thị trường. Gói dịch vụ của AZTAX sẽ bao gồm:
(1) Soạn và xử lý toàn bộ hồ sơ đăng ký mã đơn vị bảo hiểm xã hội;
(2) Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội miễn phí – sử dụng trọn đời;
(3) Báo tăng lao động ban đầu – hỗ trợ đến khi cấp sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế;
(4) Cam kết xử lý hồ sơ toàn diện, chịu trách nhiệm giải trình thanh tra*.
ĐẶC BIỆT:
– Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ còn được hỗ trợ báo tăng/giảm phát sinh (nếu có) với chi phí cực kỳ ưu đãi.
– Bảo mật thông tin trọn đời, kể cả khi ngừng hợp tác.
7. Vì sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của AZTAX ngay từ hôm nay?
Hãy cùng điểm qua hàng loạt các ưu điểm khi lựa chọn đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của AZTAX thông qua bảng so sánh bên dưới:
Hiện nay, AZTAX đang triển khai cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ trọn gói từ A đến Z cho doanh nghiệp. Đến với dịch vụ của AZTAX, doanh nghiệp sẽ được tư vấn tận tình, miễn phí về dịch vụ và cam kết hỗ trợ tư vấn các nghiệp vụ liên quan. Đồng thời, đội ngũ AZTAX sẽ thay mặt doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội lần đầu, thực hiện toàn diện, theo dõi hồ sơ đến khi báo tăng thành công, cấp sổ thẻ về đơn vị.
Quy trình hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp tại AZTAX như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ phía doanh nghiệp.
Bước 2: Rà soát hồ sơ và thu thập các thông tin liên quan.
Bước 3: Lập và gửi hồ sơ đăng ký mã đơn vị cho doanh nghiệp.
Bước 4: Nhận mã đơn vị bàn giao cho doanh nghiệp.
Bước 5: Lập và gửi hồ sơ đăng ký giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội.
Bước 6: Nhận thông tin đăng ký và bàn giao cho doanh nghiệp.
Bước 7: Thực hiện báo tăng lao động lần đầu (kê khai trên giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội).
Bước 8: Nhận kết quả báo tăng lần đầu, theo dõi hồ sơ đến khi đơn vị nhận đầy đủ sổ BHXH, thẻ BHYT (nếu có).
ĐẶC BIỆT:
- AZTAX luôn sắp xếp riêng đội ngũ hỗ trợ theo dõi hồ sơ và kiểm tra trạng thái hồ sơ trong suốt quá trình hợp tác.
- AZTAX cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp trọn đời – kể cả khi ngừng hợp tác.
- AZTAX luôn có đội ngũ phụ trách giải trình thanh tra khi có phát sinh thanh tra trong quá trình thực hiện hồ sơ (chỉ áp dụng với hồ sơ thanh tra do sai sót từ hồ sơ bảo hiểm ban đầu – đối với hồ sơ khác, chúng tôi có cung cấp dịch vụ với phí ưu đãi cho doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ).
Xem thêm: Dịch vụ giải trình thanh tra bảo hiểm xã hội
8. Bảng giá tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu | Giá ưu đãi chỉ từ 1.500.000đ | Cam kết không phát sinh
AZTAX xin gửi đến Quý doanh nghiệp bảng báo giá dịch vụ làm bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp ngay bên dưới. Báo giá này bao gồm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, thủ tục đăng ký giao dịch điện tử, báo tăng ban đầu.
LƯU Ý: AZTAX chỉ hỗ trợ đơn vị đăng ký tham gia, báo tăng, đóng bảo hiểm xã hội lần đầu. Chi phí đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho cơ quan bảo hiểm xã hội doanh nghiệp tự chi trả.
Liên hệ ngay AZTAX qua hotline 0932.383.089 hoặc để lại thông tin ngay bên dưới để được tư vấn miễn phí về dịch vụ!
|
CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN |
Fanpage: AZTAX - Giải pháp kế toán thuế |
Email: cs@aztax.com.vn |
Hotline: 0932.383.089 |
#AZTAX - Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp |
The post Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu | Trọn gói chỉ từ 1.500.000đ appeared first on AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế.
Via AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế https://aztax.com.vn Via AZTAX Co.,Ltd https://ift.tt/6oBfQma
Comments
Post a Comment