Bị thanh tra bảo hiểm thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Thanh tra bảo hiểm thai sản là hoạt động kiểm tra thông tin đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) của cơ quan BHXH đối với lao động nữ có nghi vấn về thời gian đóng BHXH và thời điểm sinh con. Việc kiểm tra, rà soát này nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng chế độ thai sản của các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH. Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi bị thanh tra? Mời bạn đọc bài viết sau đây.

Bị thanh tra bảo hiểm thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?
Bị thanh tra bảo hiểm thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

1. Khái niệm, ý nghĩa của bảo hiểm thai sản

1.1 Khái niệm

Chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ BHXH bắt buộc. Nó bao gồm những quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo vệ thu nhập, sức khỏe của lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con, nhận con nuôi sơ sinh, sử dụng các biện pháp tránh thai và cho người lao động nam khi có vợ sinh con.

1.2 Ý nghĩa của chế độ Bảo hiểm thai sản

Chế độ Bảo hiểm thai sản có một số ý nghĩa đặc biệt sau:

  • Tạo môi trường để lao động nữ thể hiện đầy đủ các chức năng làm mẹthực hiện công tác xã hội.
  • Thiết lập một môi trường để lao động nam có thể thực hiện nghĩa vụ của họ khi vợ sinh con.
  • Đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản.
  • Đảm bảo sức khỏe của người lao động và quyền được chăm sóc của trẻ sơ sinh.

2. Trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm thai sản

Trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm thai sản
Trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm thai sản
Theo mục 2 Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013 và quy định tại mục 2 Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012

(1) Đối với chế độ ốm đau, thai sản

Khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như:
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
  • Giấy ra viện
  • Bệnh án
  • Giấy chứng sinh
  • Giấy khai sinh, thời gian đóng BHXH
Việc rà soát này nhằm phát hiện nếu có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con hoặc tăng giảm không bình thường…

(2) Đối với hồ sơ đã xử lý hoặc đang đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/01/2012

BHXH tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Sau khi kiểm tra nếu phát hiện hiện tượng sau:
  • Đăng ký đóng BHXH nhưng thực chất là không làm việc
  • Không có tiền lương, tiền công ở đơn vị.

Biện pháp xử lý:

  • Không giải quyết chế độ thai sản không theo quy định
  • Báo cáo và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng của địa phương tiến hành thanh trakết luận xử lý vi phạm (những vụ vi phạm điển hình đề nghị truy tố trước pháp luật)
Tóm lại, các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ 06 tháng – 08 tháng sinh con hoặc báo tăng, giảm lao động không bình thường thì khi công ty nộp hồ sơ tới BHXH để giải quyết chế độ thai sản sẽ thuộc trường hợp bị thanh tra BHXH do nghi ngờ trục lợi BHXH.

3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

3.1 Trường hợp bị thanh tra BHXH

Đối với trường hợp bị thanh tra BHXH, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ nêu rõ người lao động có làm việc cho đơn vị hay không đúng với dữ liệu đã cung cấp với cơ quan BHXH qua hồ sơ không. Vì vậy, cần phải có những chuẩn bị sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao);
  • Hợp đồng lao động của toàn thể nhân viên công ty (bao gồm các loại hợp đồng đã ký, quyết định thôi việc của nhân viên đã nghỉ);
  • Hồ sơ cá nhân của tất cả nhân viên trong công ty (sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, văn bằng, chứng chỉ,..);
  • Bảng chấm công, bảng thanh toán lương;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập của công ty;
  • Hệ thống thang lương, bảng lương và quy chế trả lương của doanh nghiệp.

3.2 Người lao động không tham gia đóng BHXH

Nếu người lao động không tham gia đóng BHXH thì phải điền đầy đủ hồ sơ sau đây để chứng minh người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH: 

  • Sổ BHXH/Thẻ BHYT cho thấy người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đơn vị khác;
  • Thông báo nghỉ hưu/Sổ hưu/Thẻ BHYT cho người lao động đang nghỉ hưu/trợ cấp mất sức lao động;
  • Người lao động nghỉ thai sản, ốm đau …

4. Dịch vụ giải trình thanh tra bảo hiểm thai sản

Để hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp, hiện tại AZTAX có dịch vụ giải trình thanh tra bảo hiểm thai sản ở TPHCM. Dịch vụ sẽ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp những nghiệp vụ sau:
  • Việc rà soát toàn bộ hồ sơ tại doanh nghiệp tiến hành nhanh chóng;
  • Hồ sơ được kiểm tra, chỉnh sửa đầy đủ và đúng quy định;
  • Tránh trường hợp sai sót không đáng có, giấy tờ không trùng khớp;
  • Hạn chế khả năng bị truy thu đến mức tối đa;
  • Tối ưu khả năng được duyệt hồ sơ thai sản.
  • Bảo mật tuyệt đối các thông tin của quý doanh nghiệp.

Hy vọng qua bài viết trên đây, doanh nghiệp có thể hiểu rõ được thanh tra Bảo hiểm thai sản cần chuẩn bị những gì. Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc, băn khoăn và cần được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ trong việc tìm hiểu bất cứ vấn đề liên quan đến thanh tra thai sản hãy liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ kịp thời và miễn phí.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp

The post Bị thanh tra bảo hiểm thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? appeared first on AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế.

Via AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế https://aztax.com.vn Via AZTAX Co.,Ltd https://ift.tt/khaKQBF

Comments

Popular posts from this blog

Công văn hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của BHXH HCM

Mảng nhân sự là gì? – Chi tiết công việc bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Bảng kê lương, bảng thanh toán tiền lương, phiếu lương mẫu năm 2022