Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không? [CHI TIẾT]

Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không? Quy định về quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu trong bài viết này nhé!

co quan nha nuoc co duoc thanh lap doanh nghiep
Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không?

1. Căn cứ pháp lý

can cu phap ly ve thanh lap doanh nghiep
Căn cứ pháp lý về thành lập doanh nghiệp

Quy định về thành lập doanh nghiệp và các đối tượng thành lập được quy định rõ ràng trong các văn bản luật. Trong nội dung phân tích dưới đây, AZTAX sẽ chiếu theo các nội dung trong Hiến pháp (2013), Luật tổ chức chính phủ (2015), Luật Doanh nghiệp (2020) và Luật Phòng, chống tham nhũng (2020).

 

2. Cơ quan nhà nước là gì?

co quan nha nuoc la gi
Cơ quan nhà nước là gì?

Theo như nội dung được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính phủ năm 2015, khái niệm về cơ quan nhà nước được quy định như sau:

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy Nhà nước, là tổ chức/cá nhân mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước theo quy định của Pháp luật. 

 

3. Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không?

3.1 Những chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp

chu the khong duoc phep thanh lap doanh nghiep
Chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp

Chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp (2020) quy định và các chủ thể không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; 

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 , trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản , Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, cơ quan nhà nước là đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp chủ thể được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. 

 

3.2 Quy định về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn và quản lý doanh nghiệp

quyen gop von mua co phan mua phan von va quan ly doanh nghiep
Quy định về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn và quản lý doanh nghiệp

Theo điểm a, khoản 3, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các loại hình doanh nghiệp kinh doanh. Cụ thể:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; 

Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Tại điều luật này nêu rõ cơ quan thuộc Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang có sử dụng tài sản của Nhà nước thì không được quyền góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp để thu lợi riêng cho đơn vị mình.

 

4. Tại sao cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp?

tai sao co quan nha nuoc khong duoc thanh lap doanh nghiep
Tại sao cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước là những người có quyền hạn và nắm giữ nhiều chức trách và nhiệm vụ quan trọng trong cơ cấu Nhà nước. Chính vì thế, pháp luật mới đưa ra quy định cán bộ, công viên chức không được thành lập và quản doanh nghiệp với mục đích chống tiêu cực, tham nhũng và lạm quyền.

 

Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không?” – câu hỏi đã được AZTAX giải đáp trong nội dung bài viết trên. Nếu bất gì câu hỏi nào về thành lập doanh nghiệp, liên hệ với AZTAX ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp

The post Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không? [CHI TIẾT] appeared first on AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế.

Via AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế https://aztax.com.vn Via AZTAX Co.,Ltd https://ift.tt/6KfZPvD

Comments

Popular posts from this blog

Công văn hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của BHXH HCM

Mảng nhân sự là gì? – Chi tiết công việc bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Bảng kê lương, bảng thanh toán tiền lương, phiếu lương mẫu năm 2022