Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không? Không thành lập công đoàn có bị phạt không? Thủ tục thành lập công đoàn là gì? AZTAX sẽ giải đáp tất cả câu hỏi trong bài viết dưới đây!

doanh nghiep co bat buoc phai thanh lap cong doan
Có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

1. Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn?

doanh nghiep co bat buoc thanh lap cong doan
Doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập công đoàn?

Công đoàn là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Mọi hoạt động của công đoàn phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở.

Đơn vị dưới 30 lao động có phải thành lập công đoàn? Chủ doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn nhưng vẫn có trách nhiệm vận động nhân viên thành lập và tham gia công đoàn. Công đoàn có chức năng đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong tổ chức. 

 

2. Xử phạt vi phạm trong trường hợp  không thành lập công đoàn

doanh nghiep khong thanh lap cong doan
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị xử phạt?

Việc thành lập công đoàn tuỳ thuộc vào người lao động, vì thế doanh nghiệp sẽ không bị phạt nếu không thành lập công đoàn cơ sở. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn phải tạo điều kiện thành lập công đoàn khi người lao động có mong muốn.

Theo đó, tại điều 35, điều 36, điều 37 và điều 38 của Nghị định số 12/2022/ NĐ-CP, hành vi cản trở hoạt động công đoàn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt có thể lên đến 75.000.000 đồng tuỳ thuộc vào lỗi vi phạm và đối tượng vi phạm. Trường hợp chủ doanh nghiệp là tổ chức sẽ bị phạt gấp 02 lần.

 

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

trach nhiem cong doan
Trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với công đoàn

Chiếu theo quy định tại Điều 22 Luật Công đoàn (2012) về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Công đoàn. Cụ thể: 

– Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.

– Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

– Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

– Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

– Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.

– Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở; giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.

– Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

 

4. Quản lý tài chính công đoàn

Khi thành lập công đoàn, các hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp cần được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật.

quan ly tai chinh cong doan
Quản lý tài chính công đoàn

4.1 Quy định về quản lý và sử dụng tài chính công đoàn

Những quy định về việc quản lý tài chính công đoàn được nêu rõ cụ tại Luật Công đoàn số 12/2012/QH13. Cụ thể:

Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện.

Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.

Như thế, tùy thuộc vào các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn, việc quản lý và mức thu, chi cho các hoạt động công đoàn sẽ do ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành. Đồng thời, các khoản thu, chi phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tiết kiệm và tuân theo các quy định của công đoàn cơ sở.

4.2 Không lập công đoàn có phải đóng phí công đoàn không?

Theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về những đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn:

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

Kết luận, trường hợp công ty không thành lập vẫn phải đóng kinh phí công đoàn theo như quy định.

 

5. Quyền và trách nhiệm của công đoàn

quyen trach nhiem cong doan
Quyền và trách nhiệm của công đoàn

Nội dung về quyền và trách nhiệm của công đoàn được nêu rõ trong Nghị định 302-HĐBT. Cụ thể:

  • Tuyên truyền pháp luật và Hiến pháp 
  • Giáo dục ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ luật pháp cho người lao động
  • Xây dựng tích cực xây dựng CNXH, bảo vệ tài sản CNXH, bảo vệ Tổ quốc
  • Lao động có kỷ luật, chất lượng, năng suất và hiệu quả

 

6. Điều kiện, thủ tục thành lập công đoàn

Để thực hiện thành lập công đoàn cơ sở, doanh nghiệp cần tuân theo các quy định về tổ chức thành lập như Luật Công đoàn. AZTAX đã tổng hợp điều kiện và quy trình thành lập công đoàn trong nội dung dưới đây!

dieu kien thu tuc thanh lap cong doan
Điều kiện, thủ tục thành lập công đoàn

6.1 Điều kiện thành lập công đoàn 

Trình tự thành lập công đoàn được nêu rõ trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 03/HD-TLĐ và Quyết định 174/QĐ-TLĐ. Cụ thể, doanh nghiệp cần đáp ứng được 02 điều kiện được dưới đây: 

– Có tối thiểu 05 người lao động/ đoàn viên trở lên.

– Được thành lập ở công ty hợp pháp theo đúng quy định. 

6.2 Thủ tục thành lập công đoàn 

6.2.1 Bước 1 “Thành lập ban vận động công đoàn cơ sở”

Đầu tiên, doanh nghiệp cần lập ban vận động (ban được người lao động tự nguyện lập ra) để vận động và tuyên truyền tham gia công đoàn. Để được hỗ trợ, ban vận động sẽ liên kết với công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp.

6.2.2 Bước 2 “Tổ chức đại hội thành lập công đoàn”

Sau khi thỏa mãn được các điều kiện thành lập công đoàn, ban vận động tiến hành tổ chức đại hội thành lập. Đối tượng tham dự đại hội gồm: 

  • Ban vận động;
  • Người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, đang làm việc tại công ty;
  • Đại diện công đoàn cấp trên, doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan.

Công đoàn cơ sở được bầu thông quan hình thức bỏ phiếu kín. Ban vận động sẽ bàn giao hồ sơ công đoàn cho ban chấp hành mới được bầu sau khi kết thúc đại hội.

6.2.3 Bước 3 “Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở”

Doanh nghiệp cần họp ban chấp hành mới trong thời hạn 10 ngày, tính từ thời điểm kết thúc đại hội công đoàn cơ sở. Mục đích của cuộc họp là bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác.

Đơn vị phải nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp ở đâu? Ban chấp hành cần thực hiện hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn và nộp tổ chức công đoàn các cấp sau 15 ngày từ khi đại hội kết thúc.

6.2.4 Bước 4 “Quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở”

Trong 15 ngày làm việc, công đoàn các cấp xét hồ sơ đề nghị công nhận thông qua các hoạt động: 

  • Thẩm định tính khách quan, tự nguyện của quá trình thành lập công đoàn cơ sở 
  • Nếu công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định thì công đoàn các cấp sẽ ban hành quyết định công nhận.
  • Nếu công đoàn cơ sở không được công nhận, công đoàn sẽ cấp trên thông báo bằng văn bản và hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện thành lập công đoàn. 

Sau khi được công nhận công đoàn cơ sở, doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu của công đoàn mình và bắt đầu tiến hành các hoạt động đúng theo quy định. 

 

7. Chưa lập công đoàn có bắt buộc ký thỏa ước lao động tập thể không?

ky thoa uoc lao dong tap the
Chưa lập công đoàn có phải ký
thỏa ước lao động
tập thể không?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 75 Luật Lao động (2019) về thoả ước lao động tập thể như sau: 

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật không bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải lập thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp chưa có công đoàn nhưng vẫn muốn xây dựng thỏa ước lao động được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể: 

Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể phải do Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở đại diện cho tập thể lao động ký kết.

Chiếu theo quy định trên, việc lập thỏa ước lao động tập thể đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn sẽ do Chủ tịch công đoàn cấp trên chịu trách nhiệm thực hiện.

 

Bài viết trên trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn?”. Kết nối với AZTAX theo thông tin bên dưới khi có bất cứ thắc mắc về thành lập doanh nghiệp

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp

The post Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? appeared first on AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế.

Via AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế https://aztax.com.vn Via AZTAX Co.,Ltd https://ift.tt/Y2pxvr4

Comments

Popular posts from this blog

Công văn hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của BHXH HCM

Mảng nhân sự là gì? – Chi tiết công việc bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Bảng kê lương, bảng thanh toán tiền lương, phiếu lương mẫu năm 2022