Điều kiện – Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2023
Các điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì? Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những hồ sơ, thủ tục gì? Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân cần chú ý? Nhận thấy được đây là những vấn đề đang rất được quan tâm, trong bài viết dưới đây AZTAX sẽ giải đáp chi tiết các điều kiện, hồ sơ, giấy tờ và các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân.
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khi thành lập doanh nghiệp dưới bất kỳ một hình thức nào thì đều phải đáp ứng được đúng điều kiện của hình thức đó. Đối với thành lập doanh nghiệp nhân thì cần đáp ứng được các điều kiện sau:
1.1 Điều kiện riêng
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, quy định những điều kiện riêng khi thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Mỗi cá nhân theo quy định chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên công ty hợp danh;
- Không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc bất kỳ một loại chứng khoán nào;
- Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Doanh nghiệp không có quyền góp vốn để mở hoặc mua cổ phần, vốn góp trong các công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc công ty TNHH;
- Đại diện của doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp tư nhân.
1.2 Điều kiện chung
Điều kiện chung cần đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh thuộc những ngành nghề không bị pháp luật cấm;
- Tên doanh nghiệp không đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký;
- Cá nhân làm chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Có nguồn vốn đầu tư đáp ứng đúng theo quy định.
2. Chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ và xác định rõ các thông tin sau để đảm bảo cho quá trình kinh doanh sau này của doanh nghiệp.
2.1. Tên doanh nghiệp tư nhân
Khi đặt tên, doanh nghiệp tư nhân cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tên doanh nghiệp không bị trùng, không gây nhầm lẫn với các tên doanh nghiệp đã được đăng ký từ trước;
- Tên doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 loại gồm: Tên tiếng Việt, tên nước ngoài và tên viết tắt.
2.2. Địa chỉ trụ sở chính
Khi đặt địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện sau: Trụ sở chính là địa chỉ giao dịch, liên lạc của doanh nghiệp, phải cụ thể, rõ ràng nằm trên lãnh thổ Việt Nam; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
2.3. Chọn ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề nằm trong hệ thống các ngành nghề được pháp luật cho phép kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
2.4. Người đại diện pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp. Cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành doanh nghiệp.
2.5. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một số ngành nghề mang tính chất đặc thù.
3. Hồ sơ, thủ tục cần thiết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khi cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Đồng thời phải nắm được các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân theo đúng quy định của pháp luật.
3.1 Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần giấy tờ gì?
Căn cứ theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp (thời hạn bản sao không quá 3 tháng);
- Giấy đề nghị ĐKKD cho doanh nghiệp;
- Các hồ sơ, giấy tờ liên quan nếu có đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện ngành nghề.
3.2 Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp cần phải nắm rõ các bước sau nếu muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp;
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ thành lập doanh nghiệp tư nhân;
- Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả mở doanh nghiệp tư nhân;
- Bước 4: Khắc mẫu con dấu doanh nghiệp tư nhân;
- Bước 5: Công bố thông tin doanh nghiệp tư nhân trên Cổng thông tin quốc gia;
- Bước 6: Hoàn thành các thủ tục cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân để bắt đầu hoạt động kinh doanh.
4. Hình thức doanh nghiệp tư nhân có những ưu và nhược điểm gì?
Mỗi hình thức doanh nghiệp kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đối với hình thức doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu và nhược điểm cụ thể như sau:
4.1 Ưu điểm
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu nên các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp chủ sở hữu có quyền quyết định tất cả. Đồng thời, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là chủ sở hữu. Vì vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền quyết định sẽ cho thuê hoặc bán doanh nghiệp cho người khác.
Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản, chế độ trách nhiệm vô hạn. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng huy động vốn, hợp tác kinh doanh và tạo được sự tin tưởng từ đối tác.
4.2 Nhược điểm
Đây là hình thức kinh doanh có tính rủi ro cao vì chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn. Chủ sở hữu doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ trái phiếu, cổ phiếu hoặc loại chứng khoán nào trên thị trường. Đồng thời, không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác và chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
5. Các câu hỏi thường gặp về mở doanh nghiệp tư nhân
Ngoài các điều kiện, hồ sơ và các bước để thành lập doanh nghiệp tư nhân, còn rất nhiều các vấn đề mà doanh nghiệp thắc mắc trong quá trình thành lập. Trong phần dưới đây, AZTAX đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân.
5.1 Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Thời hạn để giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân là trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp quá thời hạn giải quyết hồ sơ mà Cơ quan đăng ký kinh doanh chưa trả kết quả hoặc thông báo chỉnh sửa khi có sai sót thì doanh nghiệp có thể tiến hành khiếu nại theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
5.2 Thành lập doanh nghiệp tư nhân bao nhiêu vốn?
Hiện nay, không có quy định cụ thể nào về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn. Tùy vào điều kiện, tài chính và ngành nghề đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc số vốn đầu tư hợp lý.
Vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là vốn đầu tư và được chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ phải đăng ký chính xác về tổng số vốn đầu tư. Trong đó, số vốn, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản khác cần phải được nêu rõ. Đối với vốn bằng các tài sản khác thì cần phải ghi rõ loại, số lượng tài sản và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
5.3 Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân bao nhiêu?
Theo quy định, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải đóng các khoản chi phí, lệ phí sau cho Nhà nước để hoàn thiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp:
- Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh: 50.000 đồng/lần;
- Lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần;
- Chi phí khắc con dấu cho doanh nghiệp: Dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng (con dấu tròn), từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng (con dấu của Giám đốc, chủ tịch,…);
- Chi phí làm biển, bảng hiệu doanh nghiệp: Dao động từ 300.000 VNĐ đến 1.500.000 đồng tùy vào kích thước và chất liệu biển, bảng hiệu;
- Chi phí mua chữ ký số: Tùy vào số năm sử dụng dịch vụ, loại chữ ký và nhà cung cấp nên chi phí mua chữ ký số sẽ khác nhau. Chi phí mua chữ ký số có thể dao động từ khoảng 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp: Tuy mở tài khoản ngân hàng không mất phí nhưng doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về số dư trong tài khoản, tối thiểu là 1.000.000 đồng;
- Lệ phí môn bài: Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm, nếu trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
=> Như vậy, chi phí khi thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ dao động từ 5.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng, chưa kể một số khoản chi phí phát sinh khác.
Trên đây là các điều kiện, hồ sơ và các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp cần hỗ trợ, giải đáp các vấn đề liên quan, liên hệ ngay với AZTAX để được tư vấn miễn phí.
The post Điều kiện – Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2023 appeared first on AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế.
Via AZTAX -Giải Pháp Kế Toán Thuế https://aztax.com.vn Via AZTAX Co.,Ltd https://ift.tt/6KfZPvD
Comments
Post a Comment